http://images.businessweek.com/ss/08/11/1112_best_international_business_schools/image/1-inseadclass.jpg

Viết Essay – Đèn đỏ, đèn xanh !
Tại sao lại là đèn đỏ? Thì “vi phạm” chứ sao. Sẽ bị police Acdom cho bạn “out” ngay. Đó là chỉ đơn thuần là những lỗi sơ đẳng nhất, nhưng làm hỏng cả một hồ sơ bạn muốn thể hiện. Tôi cũng không đủ tài để viết cả một cuốn sách “101 các lỗi thường gặp trong viết luận” hay “202 cách đánh bóng bài essay.” Phần này chỉ đơn thuần đưa ra lời khuyên và kinh nghiệm giúp bạn tránh những sai lầm tưởng nhỏ mà rất lớn.
Bạn muốn viết bài viết mình thật “lộng lẫy và kiêu sa.” Xin đừng làm vậy. Thứ nhất, dù bạn viết luận giỏi đến đâu bạn cũng không thể lấy được “văn phong” người bản xứ. Họ có cách hành văn khác mình nhiều. Nhưng có cần thiết phải làm một bài văn trông khó hiểu và quá là “chà bóng” không? Hãy nghe bài PV của Admission Director của Harvard trên BW nói ” Đây không phải là cuộc thi creative essay!” Đúng vậy, ngay cả khi bạn dùng admission consulting service danh tiếng Accepted.com với hơn 200$ 1 giờ và khoảng trên 600 $ 1 bài essay mẫu thì họ sẽ làm sao với bài của bạn? Sau khi họ tư vấn, bạn sẽ tự viết (nhắc lại bạn sẽ tự viết tất cả) và họ sẽ edit, và tất nhiên họ sẽ giữ nguyên văn phong của bạn, từ ngữ có thay đổi đôi chút nhưng không bao giờ vượt quá cái “lé-vồ” của bạn. Họ không muốn thấy adcom đọc được là bạn nhờ ai đó viết hộ. Tôi đọc được cái survey này ở đâu tôi cũng đã quên source nhưng như thế này mặc dù các consulting service dạo này ăn nên làm ra lắm nhưng chưa đến 20% số sinh viên đậu vào các trường MBA sử dụng dịch vụ. Vậy thì tại sao không tự viết. Tất nhiên, nó cũng tốt với những ai chưa biết học trường gì, viết cái gì, và có nhiều tiền…
Trước tiên phương pháp. Vẫn như cũ: KISS (Keep It Simple, Short)
Nhưng để làm nền là viết một đoạn văn thế nào cho mạch lạc tôi khuyên bạn nên đọc qua một số cuốn sách về viết luận. Nhưng nếu thời gian hẹp nên đọc cuốn: Academic Writing Practice for IELTS – Sam Mc.Carter (hiệu sách bán đầy!). Sao tự dưng lại “nhảy” qua đọc IELTS? Ở chương viết bài dài nó chỉ bạn cách “nối” các câu với nhau, không chỉ nối bằng “however, moreover, nevertheless..etc” mà nối bằng “từ, các cụm danh từ thay thế cho câu trước rất hay.” Nó có bài tập giúp mình hiểu điều này. Cái này tôi thấy viết luận trong TOEFL cái vụ ” thay bằng cụm từ, cụm danh từ echo lại ý đằng trước” thường hay không nhắc đến trong sách luận TOEFL – chủ yếu cách bạn được nghe viết 5 paragraph, và có 1 đoạn phản biện, ráng viết càng dài càng tốt …vv thế là được 5. Nhưng khi viết bài chỉ có 500-1000 từ mà bạn có cả tháng trời thì bạn đâu có thiếu thời gian mà “đua.” Chủ yếu là chất lượng của từng đoạn văn. Phải mạch lạc!
Tiếp theo, đọc cuốn “kinh thánh” “How to get into top MBA” của Richard Montauk. Cuốn này chỉ bạn sẽ viết gì, cho từng ví dụ cho từng trường hợp. Văn viết lại rất đơn giản, phù hợp với non-native. Trong đó có rất nhiều bài của SV quốc tế. Để ý kĩ sẽ thất tụi nó rất chi tiết nhé: ngày tháng, ở đâu, làm gì, gặp ai….vv Nói suông chẳng thuyết phục được ai tin.
“Nội công bắt đâu thâm hậu” thì chuyển qua cuốn ” Great Application Essays for Business School của Paul Bodine.” Cuốn này còn hay ác! ( Hãy order qua Amazon, chi phí không bao nhiêu nếu bạn được accept vào 1 chương trình MBA). Nhưng nói trước, cuốn này là tập hợp các bài viết của mấy đứa “cao thủ” mình học được gì? Mình học cách tìm ý của nó? Cách nó trả lời các câu hỏi? Ví dụ “Ethical Essay” là bài essay khó nuốt, cũng giống “Failure essay” có nhất thiết Ethics là “đút lót tiền” “phát hiện điều xấu rồi đem méc với sếp?”…vv Bạn viết cái đấy con chừng bị rớt! Mặc dù khó có thể bắt chước được nhưng đoc để thấy cái hay, trách mắc sai lầm vô lí !
Có một nền tảng kiến thức rồi thì bắt đầu viết.
Những vi phạm bị “thổi còi.” Đơn giản nhất là subject and verb argreement. Chắc bạn cười tôi. Ồ không. rất nhiều bạn Ấn Độ submit 1 bài essay mắc đầy lỗi này nhé! Như thể chưa proof-reading đó! Nó làm “hỏng” cả một quá trình bạn mô tả mấy bài essays “tôi siêng năng, tôi cẩn thận….” Ôi cẩn thận ư, 5 lỗi S-V argreement cũng làm bạn “tiêu.”
Thời gian đầu tư cho essay phải như thế này nhé. Goal Essay là 100 giờ công. Mấy Essay khác phải đạt 60 giờ công. Đó là giờ trung bình của 1 thằng Mỹ viết rất hay, đầu tư để apply vào Chicago năm nay. Đến “tiếng Anh của nó” mà nó còn “kì công” đến như vậy mà!
Một trong những cách thể hiện essay làm adcom cảm thấy như bạn như “gượng ép mình phải có tài lãnh đạo,” không nên “thô thiển như thế ! Phải “ý nhị,” đến thi trang phục tắm mà còn “quấn 1 cái khắn” nữa là. Xin được lấy ví dụ về Goal Essay của 1 bạn Ấn Độ viết về leadership của mình. Có đoạn viết như sau :
“I joined X Technologies in 2003 to pursue this goal across multiple business domains. In my first managerial expereince I led the independent testing team of large development project. This experience further deepened my passion to led testing teams and ensure quality. For X’s unit, I led the testing teams such as A, B, C,…,etc. As development team leader, I have also led…..”
Điểm sai thứ nhất, anh này không chi tiết ( chi tiết, thấy vậy mà khó à nghe). Công việc đó là gì? Sao lại liệt kê thành tích leadership của mình ở các team nhưng quên mất mô tả mình đã làm gì? Thứ hai, hiểu sai “leadership” là phải “led” ai đó mà không làm sánng tỏ và cụ thể. Leadership được hiểu với nhiều dạng khác nhau. Bạn động viên người khác giúp học vượt qua khó khăn, bạn biết xây dựng 1 team đoàn kết, bạn biết phục vụ khách hàng đúng thời hạn, bạn giảm số giờ review của sếp với đối với công việc của bạn…vv. Tất cả được xem là công việc lãnh đạo. Điểm thứ ba, trong 1 đoạn văn chưa đến 100 từ mà chữ “led” và “leader” sử dụng quá nhiều. Phải viết sao qua công việc Adcom hiểu được bạn có khả năng lãnh đạo.
Tôi không thể nói anh này viết dở được vì anh thi TOEFL và GMAT điểm writing đạt 6 cả hai. Nhưng khổ nỗi, chỉ có 1 tháng rưỡi mà viết essay cho 6 trường…Chắc bạn cũng biết về kết quả rồi đấy…
Những điều trên tổi chỉ lưu ý bạn khi viết essay, nó không thể bao quát và chỉ cho bạn viết những gì, phải viết ra làm sao. “Chính bạn là người khám phá!”.

     Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo.



http://a9.vietbao.vn/images/vn905/choi-blog/50827535_42-22243027.jpg

- Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.

- Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.

- Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.

- Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.

- Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút.

- Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.
- Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ xung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.
- Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ xung thêm sau đó

- Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.

- Dùng các ký hiệu đểghi bài nhanh hơn

- Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

- Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng.

- Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tinvào 5 – 10 phút cuối.

- Dành khoảng10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này ban có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chư hiểu.

- Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.

- Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.

- Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

- Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.20. Đừng quên ghi chép khi đọc . Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó

          Viết tiểu luận tiếng Anh là một kỹ năng khá quan trọng để bạn hoàn thiện kỹ năng tổng hợp của mình. Ở trong bài tiểu luận bạn sẽ trình bày ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, trong thơ văn hoặc một vấn đề mà bạn quan tâm. Nhưng làm thế nào để viết một bài tiểu luận thật lôi cuốn và hấp dẫn?



http://bec.edu.vn/Upload/News/bec_essay.jpg
    
      Một bài tiểu luận thường gồm có ba phần: phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong một bài tiểu luận bạn phải có ít nhất năm đoạn văn, một đoạn cho phần mở, một đoạn cho phần kết và phần thân bài gồm có ba đoạn. Theo trình tự logic thì bao giờ phần mở bài cũng là giới thiệu chủ đề mà bạn muốn nói tới, tiếp theo là các ý chứng minh, bổ sung cho ý kiến mà bạn nêu ra ở phần mở bài và cuối cùng là tổng kết lại những gì mình đã nói ở phần kết bài. Tiểu luận đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, trong các nghiên cứu khoa học cũng như trong trường học. Làm tiểu luận cũng là một cách để rèn luyện tư duy phê phán . Vì vậy, tiểu luận cũng có những luật lệ cơ bản của nó và để có một bài tiểu luận hay thì ít nhất bài tiểu luận đó phải đạt những yêu cầu sau:

I. Phần mở bài

Đây là đoạn văn đầu tiên trong bài tiểu luận của bạn và nó phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:

Thứ nhất là phải hấp dẫn người đọc: Bài tiểu luận của bạn sẽ thu hút được người đọc hơn nếu nó được bắt đầu bằng một câu nói thu hút được sự chú ý và quan tâm của người đọc. Tránh bắt đầu một bài tiểu luận bằng những câu văn nhàm chán đại loại như:

· In this essay I will explain why Rosa Parks was an important figure. (Trong bài tiểu luận này tôi sẽ giải thích tại sao Rosa Parks lại quan trọng như thế).

Mà hãy thay nó bằng những câu kiểu như thế này:

· A Michigan museum recently paid $492.000 for an old, dilapidated bus from Montgomery, Alabama. (Gần đây viện bảo tàng Michigan đã mua một chiếc xe buýt cũ từ Montgomery, Alabama với giá kỷ lục $492,000).

Rõ ràng là khi đọc câu thứ hai người đọc sẽ phải băn khoăn rằng tại sao một chiếc xe buýt cũ kỹ mà lại có cái giá cao ngất ngưởng như thế. Và thế là vì tò mò, họ sẽ đọc tiếp bài tiểu luận của bạn để tìm câu trả lời.

Thứ hai là bạn phải giới thiệu được chủ đề mà mình muốn nói. Câu tiếp theo trong phẩn mở bài bạn nên giải thích cho câu thứ nhất và chuẩn bị cho câu chủ đề của bài tiểu luận.

Ví dụ như:

· The old yellow bus was reported to be the very one that sparked the civil rights movement, when a young woman named Rosa Parks…(Chiếc xe buýt màu vàng nói trên là vật đánh dấu bước tiến quan trọng trong quyền dân sự khi mà người phụ nữ trẻ mang tên Rosa Parks…)

Tiếp theo là bạn phải thể hiện ý kiến của bạn trong câu chủ đề. Trong câu chủ đề, bạn nên thể hiện rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình. Ví dụ:

· In refusing to surrender her seat to a white man, Rosa Parks inspired a courageous freedom movement that lives on, even today. (Từ chối sự thoả hiệp với người da trắng, Rosa Parks đã tạo một bước tiến lớn trên con đường đến với tự do tồn tại đến tận ngày nay).

II. Phần thân bài

Phần thân bài của một bài tiểu luận phải gồm ít nhất là ba đoạn văn, mỗi đoạn văn phải diễn đạt một ý để bổ sung cho ý chính của bài tiểu luận. Bạn nên diễn đạt ý chính của mình và sau đó quay lại bằng một hoặc hai câu nêu lên dẫn chứng với các số liệu hoặc ví dụ. Nếu ý chính của bạn là:

· It took incredible courage for an African American woman to make such a bold stance in 1955 Alabama. (Đó là một sự can đảm kỳ diệu của một người Mỹ gốc Phi để tạo nên lập trường vững chắc tại Alabama vào năm 1955).

Vậy thì các ý phụ để bổ sung cho ý chính của bạn có thể là:

· This act took place in an era when Africa Americans could be arrested and face severe retribution for committing the most trivial acts of defiance. (Hành động này đã thay đổi cả một kỷ nguyên khi mà người Mỹ gốc Phi có thế bị bắt và đối mặt với rất nhiều trừng phạt nguy hiểm vì họ không có cả những kháng cự bình thường nhất).

Bạn có thể sử dụng thêm một vài ý khác nữa để bổ sung cho ý chính mà bạn muốn nói, sau đó bổ sung thêm số liệu nhưng hãy ghi nhớ là bạn phải dụng từ nối để chuyển ý sang một đoạn văn mới. Bạn có thể sử dụng một vài từ nối như: moreover (thêm vào đó), in fact (thực tế là), on the whole (nói tóm lại), furthermore (thêm vào đó), as a result (kết quả là), for this reason (vì lý do này), similarly (tương tự như), likewise (tương tự như), its follows that (theo sau là), naturally (một cách tự nhiên), by comparison (so với), surely (chắc chắn), yet (nhưng)…

III. Kết luận

Đoạn văn cuối cùng sẽ là tổng kết lại ý những ý chính mà bạn đã nói và nêu lại ý kiến của bạn một lần nữa. Bạn nên nhắc lại chính kiến của mình một lần nữa nhưng không nên nhắc lại các số liệu và các ví dụ.

Sau khi bạn đã viết xong bài tiểu luận, bạn nên xem lại câu chủ đề và soát lại bài một lần nữa xem những ý mà mình nói có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho câu chủ đề hay chưa. Nếu bạn cảm thấy rằng, một ý nào đó trong phần thân bài mặc dù rất hay nhưng chưa thật sự liên quan đến chủ đề mà bạn đang nói tới thì đừng ngần ngại mà thay thế chúng bằng một ý khác sát với câu chủ đề hơn. Soát lại bài là để chắc chắn rằng có sự liên kết chặt chẽ về ý giữa ba đoạn mở bài, thân bài, và kết bài, để tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.

Bằng cách làm như thế chắc chắn rằng bạn sẽ có một bài tiểu luận logic về ý và có bố cục cân đối. Chúc các bạn thành công!

Trong khi đọc, điều tối kị nhất là bị ngắt quãng, khi ngắt quãng, đầu óc của chúng ta sẽ bị phân tán và không nắm được ý của bài đọc nữa. Vì vốn từ vựng chưa được phong phú, đa số các bạn khi gặp phải một từ lạ đều dừng lại, tra từ điển, điều này vừa mất thời gian và vừa cản trở bạn nắm ý của bài đọc tiếng Anh.


 http://www.duhoctaybanha.info.vn/wp-content/uploads/2012/04/doan-tu-la-tieng-anh-300x192.gif


Sau đây là 5 tips dành cho bạn đoán nghĩa từ lạ trong tiếng Anh


1. Xác định xem đó là danh từ hay động từ.

Nếu là danh từ riêng, bỏ qua và đọc tiếp. Nếu là tính từ (adj) hay trạng từ (adv) đoán xem mức độ, nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với từ chính như thế nào, rồi bỏ qua. Nếu là động từ chính, chắc phải tìm ra nghĩa của chúng.

2. Phân tích từ lạ.

Từ tiếng Anh có cấu trúc lắp ghép từ nhiều thành tố, có preffix (thành tố trước) và suffix (thành tố sau). Hai thành tố này có thể giúp ta xác định được nghĩa của từ. Ví dụ, từ “review” có preffix là “re” và từ chính là “view”. Chúng ta biết “re” có nghĩa là làm lại, lặp lại; “view” có nghĩa là xem; vì thế, “review” có nghĩa là xem lại. Đây là 1 ví dụ đơn giản, các bạn có thể áp dụng cách này rất hiệu quả cho những từ đơn giản.
3. Nếu sau khi phân tích vẫn không thể đoán được nghĩa, hãy đọc lại cả câu, tìm những gợi ý xung quanh từ đó để hiểu nghĩa của từ.

Ví dụ bạn không biết từ “deserve” trong câu “First deserve, then desire”; nhưng bạn thấy “first” và “then” có nghĩa nguyên nhân, kết quả; do đó, “deserve” sẽ là nguyên nhân dẫn đến “desire”. “Desire” là muốn được gì đó, vậy 90% “deserve” có nghĩa là bạn phải xứng đáng.
4. Hỏi 1 ai đó.

Thực sự khi trao đổi với 1 người khác, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và mất ít thời gian hơn cho bài đọc. Khi có câu trả lời, hãy ghi nhanh ra giấy để sau khi đọc xong, xem lại và học thêm từ mới nhé. Nhưng hãy kiên nhẫn trước khi tìm 1 ai đó để hỏi, vì nghiên cứu cho thấy khi bạn đoán, 90% là bạn đoán chính xác.
5. Đến bước cuối cùng hãy tra từ điển.

Khi tra từ điển, hãy cố gắng đừng dùng kim từ điển. Kim từ điển có thể nhanh nhưng chẳng giúp ích được gì nhiều đâu. Hãy nhớ, nếu chọn lật từ điển, bạn phải chắc chắn rằng mình sẽ nhanh chóng trở lại bài đọc chứ không để tâm trí đi lòng vòng nhé!

Khi học Tiếng Anh, kỹ năng nói có thể là trở ngại lớn nhất vì phát âm trong Tiếng Anh chẳng có quy tắc nào nhất định cả. Vậy tại sao bạn không sử dụng những công nghệ Hi-tech để phục vụ cho việc rèn luyện nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh kỹ năng nói khi bạn không sống trong một môi trường bản ngữ nhỉ?
1. Máy ghi âm – phương tiện truyền thống

Trước hết là sử dụng máy ghi âm. Trong rất nhiều trường hợp khi nói bạn đã quá chú trọng vào các dạng của từ và ngữ pháp mà quên mất việc từ đó được phát âm như thế nào. Vì vậy, khi bạn sử dụng máy ghi âm và ghi lại những từ mình nói, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa việc bạn định phát âm nó như thế nào và thực sự thì bạn đã phát âm từ đó ra sao. Và bạn cũng có thể so sánh sự khác biệt giữa việc người bản xứ đọc nó như thế nào và bạn đọc nó ra sao. Thêm vào đó máy ghi âm cũng giúp bạn khá nhiều trong việc học cách kiểm soát hơi thở và cách ngắt hơi trong bài nói của mình. Một khi bạn đã học được cách phát âm những từ này, bạn có thể nâng cao trình độ của mình bằng cách bắt chước giọng của người ở những miền đất khác nhau ví dụ như giọng Texas, hay giọng Irish.
2. Internet – phương tiện học nói rẻ mà hữu ích

Ngày nay, có vô số các trang web học tiếng Anh trực tuyến. Chỉ cần một cú click là bạn đã có thể ghé thăm một trang web học tiếng Anh và cùng chia sẻ những kinh nghiệm học tiếng Anh với các cư dân ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, có một vài trang web học tiếng Anh trực tuyến yêu cầu bạn phải trả tiền cho các khóa học. Nếu bạn muốn free (miễn phí) thì bạn có vào trang web You Tube, ở đó có rất nhiều các đoạn video với mọi chủ đề. Bạn quan tâm tới chủ đề nào thì chỉ việc download chủ đề đó về để học nói theo. Một số video còn có cả hướng dẫn cách đặt môi như thế nào và vị trí của lưỡi ra làm sao để bạn có thể dễ dàng bắt chước. Còn vô số các trang web khác hữu ích cho việc học nói, nếu bạn thực sự quan tâm thì chỉ cần vào Google và tìm kiếm.
3. Sử dụng chat voice – công cụ học đầy hứng khởi

Để sử dụng được công nghệ Hi-tech này thì trước hết máy tính của bạn phải cài card sound (card âm thanh) và microphone đã. Thêm vào đó, tốc độ đường truyền phải cao, vì nó sẽ chẳng có ích gì nếu mạng nhà bạn cứ “chậm như rùa”. Tiếp đó bạn chỉ cần vào chat room để tìm cho mình một đối tượng nói tiếng Anh và bắt đầu chat. Vậy thôi. Nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng chuyện lại chẳng đơn giản như thế chút nào vì việc họ đồng ý bắt chuyện với bạn thì rất dễ vì ai cũng muốn tỏ ra là mình lịch sự nhưng làm sao để họ không chán ngán với câu chuyện của bạn sau 10 phút thì đó lại là một vấn để quả thực là rất khó khăn. Tất cả mọi chuyện phụ thuộc vào khả năng giao tiếp của bạn thôi. Bạn thấy đấy, học nói đâu chỉ đơn giản là nói to những từ bạn được học mà còn là học kỹ năng giao tiếp nữa.
4. Sử dụng các chương trình phần mềm học tiếng Anh

Hiện nay có vô số các chương trình phần mềm học tiếng Anh cho bạn lựa chọn. Nếu bạn không có khả năng mua một phần mềm mới thì bạn có thể mua đồ second hand. Ví dụ, bạn có thể mua từ trang web Ebay hoặc trên trang Amazon rao bán khá nhiều phần mềm cũ cho bạn lựa chọn đấy. Thêm vào đó, để làm quen với các hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh trong các phần mềm, tại sao bạn không thay đổi hướng dẫn trong hệ điều hành máy tính của bạn từ tiếng Việt sang tiếng Anh nhỉ? Như thế bạn sẽ quen với các lệnh bằng tiếng Anh, sử dụng nhiều thành quen và đó cũng là một cách học từ tiếng Anh hiệu quả.
5. Tận dụng blog, forum và từ điển trực tuyến

Blog là một dạng viết nhật ký trên mạng vì vậy bạn có thể viết như viết nhật ký bình thường bằng tiếng Anh. Còn forum là nơi mà bạn có thể chia sẻ việc học tiếng Anh với những người cũng đang học tiếng Anh như bạn. Bạn có thể gửi câu hỏi về các băn khoăn, thắc mắc của bạn lên trên mạng để rồi những người có kinh nghiệm sẽ cho bạn lời khuyên.
Còn nếu bạn muốn có câu trả lời ngay cho câu hỏi của bạn thì bạn có thể sử dụng từ điển trực tuyến. Có rất nhiều từ điển trực tuyến hay để cho bạn lựa chọn vì vậy nên nếu bạn cảm thấy trang nào khó hiểu thì có thể chọn ngay một trang từ điển khác để đối chiếu kết quả.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển bùng nổ như hiện nay thì có vô số các công cụ hiện đại để giúp cho việc học tiếng Anh của bạn dễ dàng hơn. Bạn có thể nghĩ ra thêm những cách học tiện lợi và hữu ích của riêng bạn. Chúc bạn thành công

Một người học tiếng Anh “khôn ngoan” luôn tranh thủ mọi cơ hội tìm một ai đó có thể nói chuyện với họ bằng tiếng Anh. Nhưng tại một quốc gia khi tiếng Anh chỉ là một ngoại ngữ thì ai sẽ muốn nói tiếng Anh với bạn? Và liệu nói chuyện một mình bằng tiếng Anh có giúp gì trong việc giao tiếp không?

Khoá học tiếng Anh
khoa hoc tieng anh
Khi tham gia một khoá học tiếng Anh, bạn sẽ có những cơ hội tuyệt vời để nói tiếng Anh với giáo viên cũng như với các học viên khác. Nếu giáo viên tiếng Anh của bạn có đặt câu hỏi, hãy tranh thủ mọi cơ hội để trả lời bằng tiếng Anh. Nếu bạn được yêu cầu thảo luận theo cặp hay theo nhóm, hãy cố gắng dùng tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Đừng quá lo lắng rằng mình sẽ nói sai vì đây mới chỉ là bước luyện tập để chuẩn bị chứ chưa phải là thực tế. Hơn nữa, nếu bạn không nói ra thì làm sao bạn biết mình còn yếu phần nào để khắc phục.
Câu lạc bộ tiếng Anh
cau lac bo tieng anh
Ở đâu có các khoá học tiếng Anh sẽ có các câu lạc bộ tiếng. Ở đó các bạn sẽ được tiếp xúc, nói chuyện bằng tiếng Anh với những người có cùng niềm đam mê học tiếng giống như bạn. Họ có thể ở rất nhiều lứa tuổi cũng như trình độ khác nhau. Vì vậy, khi tham gia vào những câu lạc bộ tiếng bạn sẽ có một cơ hội tuyệt vời để luyện nói tiếng Anh, mở rộng quan hệ cũng như trau dồi thêm về kỹ năng giao tiếp và kiến thức xã hội. Nếu chỗ bạn sống vẫn chưa có một câu lạc bộ tiếng Anh, hãy tập hợp những người bạn cùng khoá ngoại ngữ với bạn và tổ chức một câu lạc bộ cho riêng mình. Bạn sẽ được lợi rất nhiều từ hoạt động này.
Đi mua sắm

Bạn có thể sẽ không ngờ được là khả năng nói tiếng Anh lại có thể cải thiện nhờ việc đi mua sắm bình thường chứ không chỉ là đi mua sách học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy tên rất nhiều cửa hàng cũng như tên các sản phẩm ngoại nhập bằng tiếng Anh. Chỉ cần để ý một chút là bạn có thể làm giàu vốn từ vựng của mình theo kiểu vừa học vừa chơi rất thú vị. Hơn thế nữa, vốn từ phong phú về mọi mặt của đời sống sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản xứ. Trên đường, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều chữ số như biển số xe, số điện thoại, số nhà .v.v… Hãy nói thầm chúng bằng tiếng Anh. Đây không phải là một đoạn hội thoại hoàn chỉnh nhưng việc này sẽ giúp bạn hình thành thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh và bạn có thể “bật” ra các từ tiếng Anh một cách nhanh chóng khi cần đến.
Điểm du lịch
Các điểm du lịch nổi tiếng trong thành phố luôn có rất nhiều khách du lich ngoại quốc. Họ rất sẵn lòng nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn (nếu đó là tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ hai của họ) vì đâu phải lúc nào cũng có người có thể hiểu họ nói gì ở một đất nước như Việt Nam.
Hãy tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với du khách nói tiếng Anh, biết đâu bạn có thể giúp đỡ họ đồng thời cải thiện được khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của bản thân.
Bài hát tiếng Anh
bai hat tieng anh
Hãy nghe những bài hát tiếng Anh mà bạn thích, nhắc lại lời và hát theo nhạc. Hát đi hát lại nhiều lần để thuộc lời và hát được tự nhiên hơn. Việc này sẽ giúp cải thiện trí nhớ của bạn khi nghe tiếng Anh và phát triển những cơ mà bạn cần để phát âm chuẩn.
Bí quyết giúp bạn nói tiếng Anh giỏi là đừng ngại nói. Hãy cố gắng nói ra bằng tiếng Anh những điều bạn nghĩ ngay cả khi bạn mắc lỗi vì không ai có thể tiến bộ khi chưa nhìn thấy thiếu sót của mình. Hãy luôn ghi nhớ “Người không bao giờ mắc sai lầm là người không làm gì cả”. Hãy để những lỗi mà bạn mắc phải trở thành công cụ hữu ích trong việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.

http://worldcup.vtv.vn/Content/Uploads/image/The%20thao/Matt-Millard.jpg
Bạn đã có cuộc trò chuyện nào thú vị chưa? Người nói chuyện có duyên phải là người nói hay và nghe tốt. Bạn đã có hai tố chất này chưa? Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm cách nào để trở thành một người nói chuyện có duyên, mời bạn tìm hiểu một số cách dưới đây của người Anh nhé!
 

1. Tạo cho mình cảm giác thật thoải mái
Bạn phải tự nhiên, tránh dùng những cụm từ biến mình thành người kiêu căng và ngạo mạn.
2. Khám phá sự hài hước trong cuộc sống
Hãy luôn mang bên mình câu nói đùa hay giai thoại có tính chất hài hước. Ngoài tình yêu và sự yêu thương, con người cần có tiếng cười. Tiếng cười là bài tập thể chất và tinh thần quan trọng cho tâm sinh lý con người. Ở đâu có tiếng cười, ở đó có sự thoải mái và hạnh phúc.
3. Biết tán dương
Bạn phải biết khen ngợi người khác. Ví dụ: Cậu mặc cái áo này đẹp lắm!
4. Đưa ra những câu hỏi sâu sắc
Ai cũng thích nói về bản thân cũng như sở thích của họ. Bạn hãy đề cập đến những gì liên quan tới họ. Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy ai đó đang cầm quyển sách thì hãy hỏi người đó về cuốn sách đó hoặc những cuốn sách mà anh ta đã đọc.
5. Thực hành nói
Nâng cao các kỹ năng nói có tác dụng giúp bạn đối phó với tất cả các dạng câu hỏi tốt hơn. Chuẩn bị cho các tình huống bất thình lình bằng cách học và thực hành. Nhờ ai đó giúp bạn bằng cách “đóng vai”. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng, tự tin hơn và nói chuyện hay hơn nếu biết trước được nên phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thể.
6. Sử dụng những âm lấp khoảng trống
Đây là những âm chúng ta tạo ra khi dừng lại để nghĩ (như “um”, “uh”). Theo như các chuyên gia về giao tiếp, bạn nên ngừng lại còn hơn là thốt ra những âm như thế. Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, chúng lại có tác dụng chỉ ra rằng bạn vẫn đang nói để ai đó không ngắt lời bạn.
7. Dùng cử chỉ và ánh mắt
Hãy nhìn vào mắt người nghe khi nói và thể hiện sự chú ý đến họ. Giao tiếp bằng ánh mắt còn thể hiện sự quan tâm, sự ấm áp và sự tin cậy dành cho người nói chuyện với bạn. Mỉm cười là là tín hiệu đầy ma lực, thể hiện sự thân thiện, ấm áp và gần gũi.
Dùng điệu bộ, cử chỉ (như gật đầu) để làm cho cách nói chuyện của bạn thêm sinh động. Đứng thẳng nhưng không cứng nhắc và hướng về phía trước một chút là tư thế thoải mái và giúp bạn có ấn tượng tốt trong mắt người đối diện.
8. Nắm bắt tín hiệu từ người khác
Nếu người đàm thoại với bạn nói bằng những câu ngắn, thì bạn cũng nên phản ứng lại bằng những câu ngắn. Cách nói này không đòi hỏi bạn phải nói quá nhiều hoặc đưa ra những câu trả lời không có hồi kết. Có một cách để biết liệu rằng bạn đang nói quá dài hay không là khi ai đó ngắt lời bạn. Tốt nhất là nên đưa ra những câu trả lời trực tiếp, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe câu hỏi.
Hy vọng thông qua bài viết này, các kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/19/191109HDphat2.jpg  

Để phát âm tiếng Anh mà giúp người nghe hiểu được ta nói gì thì quan trọng là âm đuôi. Điều này giúp ta định hướng được nghĩa của câu mà không quan trọng người kia dùng tiếng Anh gì (Anh Mỹ, Anh Anh hay Anh Sing…).
Người Việt mình có một yếu điểm rất lớn khi nói tiếng Anh là không phân biệt được trọng âm của tiếng Anh và hoàn toàn bỏ sót âm đuôi. Điều này dễ hiểu vì tiếng Việt theo phát âm không có âm đuôi. Ví dụ:
- ăn là ăn chớ không có ăn + âm “nờ” đi theo.
- uống là uống chớ không có uống + âm “gờ” đi theo.
Trong khi đó, tiếng Anh cực kỳ quan trọng âm đuôi. Ví dụ:
- tent phát âm là “ten tờ” (tất nhiên “tờ” là âm hơi chớ không phát rõ ra là “tờ”): có nghĩa là cái lều.
- tend phát âm là “ten đờ” (tương tự, tất nhiên “đờ” là âm hơi): có nghĩa là chiều hướng.
Nếu không kèm theo âm đuôi thì dân nói tiếng Anh không hiểu nổi mình nói gì. Những từ rất thông dụng và đơn giản mà người Việt mình vướng phải thì rất nhiều, ví dụ:
- date phát âm là “đay tờ” (“tờ” là âm hơi): có nghĩa là ngày trong tháng.
- day phát âm là “đay”: có nghĩa là thời gian trong khoảng mặt trời mọc và mặt trời lặn.
Một câu như “what’s the date today“, nếu phát âm không chính xác, dân nói tiếng Anh không hiểu nổi.
Phần trọng âm cũng cực kỳ quan trọng. Nếu nhấn sai, họ không hiểu mình nói cái gì ngoại trừ một số người giao tiếp rộng và quen trao đổi với người dân không có ngôn ngữ mẹ đẻ là Anh ngữ.
Khi nói đến “giọng”, mình nói đến “accent” (mode of pronunciation) chớ không phải nói đến “pronunciation” thuần tuý. Accent không quan trọng mà pronunciation mới quan trọng. Tất nhiên giữa cách phát âm giọng Mỹ, giọng Anh, giọng Úc…. có một số điểm khác biệt nhưng những điểm này không quan trọng và người đàm thoại vẫn có thể hiểu. Ví dụ chữ “anti-discrimination” (chống kỳ thị) thì người Mỹ phát âm là “en tai” nhưng dân Anh và dân Úc thì lại phát âm là “an ti”. Tuy nhiên, những khác biệt này không gây trở ngại trong việc hiểu và đàm thoại.
Để có thể nói tiếng Anh đến một lúc nào đó biến thành vô thức và không còn khái niệm tìm từ hay lục soát lại việc nhấn như thế nào, phát âm như thế nào nữa đòi hỏi thực hành và giao tiếp rất nhiều. Nên ráng lắng nghe tin tức, phim ảnh bằng tiếng Anh và luyện lỗ tai nghe đồng thời bắt chước lặp lại các từ họ dùng. Khi đàm thoại với người nói tiếng Anh, đừng mắc cỡ và e ngại khi nói vì họ biết mình không phải là dân nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.

http://uncrate.com/p/2007/09/field-notes.jpg  

Ghi nhớ – 1 kĩ năng rất quan trọng, giúp cho sinh viên có thể học và sử dụng tiếng Anh một cách nhuần nhuyễn và chính xác
Bản chất của quá trình học tiếng Anh là học thuộc lòng các luật ngữ pháp, các cấu trúc câu, các từ vựng và nghĩa của chúng. Như thế đủ thấy việc ghi nhớ trong quá trình học ngoại ngữ là quan trọng đến như thế nào.
Người học tiếng Anh sử dụng sự ghi nhớ theo rất nhiều cách, từ việc học thuộc ý cho đến việc chép lại bài nhiều lần. Almad, một sinh viên Ả Rập, đã sử dụng sự ghi nhớ như một chiến lược học từ mới. Anh tra trong từ điển các từ mới, viết chúng và nghĩa của chúng bằng tiếng Ả Rập vào một quyển vở sau đó ghi nhớ nội dụng của quyển vở đó. Kết quả là anh đã học được rất nhiều từ.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta tán đồng cách học thuộc lòng như vẹt mà không hiểu gì. Ghi nhớ có hai cách: cách thứ nhất như chúng tôi đã nói – học như vẹt. Cách ghi nhớ này hoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài. Tuy nhiên, cách nhớ thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, nó được rất nhiều sinh viên vận dụng như một chiến lược học tập của mình.
Phương pháp này cũng gần giống như cách học thuộc lòng nhưng phải có sự hiểu sâu về vấn đề được học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp. Người học phải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm và hiểu rằng mình đang học cái gì. Cách ghi nhớ này giúp cho những thông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng có hiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp.
Khi đọc một bài báo, dịch hoặc nghe một bài khóa thì người sinh viên giỏi sẽ biết chọn lựa và ghi chú các từ mới, cấu trúc mới sau đó sẽ lưu giữ chúng trong đầu cho các lần vận dụng sau.
Hay khi đọc báo ta thấy một câu có chứa thành ngữ rất hay “We just pulled your legs” (Chúng tôi chỉ trêu anh thôi mà). Những gì mà ta cần nhớ ở đây là “pull sb’s legs” sau đó tùy từng trường hợp mà áp dụng.
Ví dụ: “Don’t worry, I am just pulling their legs” (Đừng lo lắng, tớ chỉ trêu họ một chút thôi mà).
Sau đây là một số lợi ích mà cách nhớ này mang lại cho người học tiếng Anh:
- Áp dụng được các từ, cụm từ, thành ngữ mới vào trong nói và viết.
- Sử dụng tiếng Anh một cách chính xác và hiệu quả.
- Có được sự phát âm chuẩn trong những cuộc đàm thoại hàng ngày.
- Có khả năng phản ứng nhanh với những tình huống quen thuộc.
- Diễn đạt ý tưởng rõ ràng trôi trảy, không bị ấp úng hay ngắt quãng giữa chừng
- Tự tin, tự nhiên, thu hút được sự chú ý của người nghe.
- Bài nói được chuẩn bị một cách kĩ càng do đó ngôn ngữ phát ra sẽ logic, chặt chẽ và hợp lý.Có thể nói ghi nhớ là một phương pháp học hiệu quả nếu biết áp dụng đúng cách. Chúc bạn nhanh chóng làm chủ một vốn tiếng Anh phong phú, linh hoạt và đa dạng!

Cùng tailieutienganh24h gặp gỡ với hai nhân vật 9x với điểm TOEFL siêu “khủng” và nghe họ chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết hay ho nhé!
hoc tieng anh de dang hon
Cao Thị Xuân Đài

DOB: 13/01/1992

Cựu học sinh của trường quốc tế Nam Sài Gòn, hiện đang du học tại Mỹ.

Điểm TOEFL iBT: 118/120

Email: danny_in_the_sky@yahoo.com

Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
Tip 1: Listening – Học nghe bằng… Eminem
Từ hồi lớp 6 mình đã thích mê tơi nhạc Eminem. Chỉ có điều là nghe… không hiểu gì hết vì đọc rap quá nhanh. Thế là từ đó mình đặt ra tiêu chí “Nghe hiểu Eminem hát gì thì mới đi thi Toefl”.
Nghe riết rồi quen, mình thấy bản thân càng ngày càng nhạy với các âm tiết tiếng Anh, và hiểu rất mau nữa. Luyện tập với cường độ kiểu “bắn rap” tuy có khó nhằn nhưng nó sẽ giúp bạn hình thành phản xạ với tiếng Anh, cực kỳ hữu hiệu đấy!
Bên cạnh đó, việc xem phim và TV shows nước ngoài thường xuyên cũng rất tốt. Các bạn nên xem những chương trình không có phụ đề tiếng Việt hoặc là đĩa phim có phụ đề nhưng lần đầu xem phụ đề tiếng Anh, lần sau thì tắt đi cũng hiệu quả không kém.
Bật mí cho các bạn biết là trước khi thi mình chỉ lôi nhạc Eminem và Black Eyed Peas ra để luyện nghe thôi đấy.
Tip 2: Học speaking – chọn một nhà diễn thuyết
Theo kinh nghiệm của mình khi đi thi thật, đề rất hay hỏi những câu cá nhân thông thường, như là món ăn yêu thích, TV show hay nhất… vì vậy các bạn hãy chuẩn bị trước những câu dạng này.
Và bạn cũng nên nhớ rằng khi nói phải đầy đủ ba phần: một là câu mở đầu, phần giữa càng cụ thể, phân tích ra càng nhiều càng tốt và một câu kết.
Bạn đừng lo lắng ánh nhìn của giám khảo sẽ làm bạn “khớp” không nói nổi, vì bạn chỉ thi nói qua… micro và đối diện với máy tính thôi. Cố gắng nói cho kịp giờ nhé!
Để luyện tập khả năng nói, mình thường kiếm các video-clip của… tổng thống Mỹ ngồi nghe và bắt chước họ từ điệu bộ, cách nhấn nhá của âm từ và cấu trúc câu.
Vì Tổng thống khi đứng trước công chúng lúc nào cũng nói chuyện rất logic và phát âm chuẩn. Mình đặc biệt thích Barack Obama, ông ấy nói chuyện rất hay. Bạn có thể kiếm các dạng clip này trên Youtube cực kì dễ dàng.
Trần Bá Khôi Nguyên
DOB: 12/02/1990

Nhận được học bổng toàn phần St. John’s College.

Điểm TOEFL iBT: 120/120

Email: andy_a4u@yahoo.com

Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
Tip 1: Nghe mọi người tranh luận về vấn đề chính phủ!
Ở nước ngoài, các trường trung học thường diễn ra những cuộc thi hùng biện về các vấn đề của chính phủ.
Trong cuộc thi này, thí sinh buộc phải diễn đạt nhanh gọn và lập luận thì phải chặt chẽ, logic. Tốc độ chậm nhất khi nói của các bạn ấy là 350 từ/phút, còn nhanh nhất là 500 từ/phút.
Việc nghe và hiểu với những bài nói có tốc độ nhanh như thế đã buộc mình phải tập trung não bộ tối đa, từ đó độ nhạy bén trong việc nhận diện âm tiết, cách nối chữ và phát âm cũng tăng cao.
Trên Youtube có rất nhiều video của những cuộc thi này. Bạn chỉ cần search “Debating Competiton” sẽ hiện ra kết quả cần tìm.
Phần “Nghe” trong kì thi Toefl cực kì chậm rãi và từ tốn, có khi còn chậm hơn cả người Mỹ. Vì vậy, luyện nghe với tốc độ nói nhanh sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua phần “listening”.
Chia sẻ với các bạn, “Nghe” được chia ra làm hai loại chính.
Thứ nhất là “Academic setting”, tức là những bài nghe giống như bài giảng của giáo viên trong lớp. Nhiệm vụ chính của bạn là phải nhớ và nắm bắt hết thông tin trong bài giảng ấy. Để vượt qua loại này, bạn phải vừa nghe vừa ghi chú lại vì lượng thông tin khá nhiều.
Còn loại thứ hai là “Real life setting”, tức là những bài nghe về giao tiếp thường ngày. Loại này “khó nuốt” nhất ở chỗ có rất nhiều thành ngữ trong giao tiếp Mỹ, vì vậy bạn phải nắm rõ ý nghĩa của các câu xã giao thông thường thì mới vượt qua thành công. Ví dụ như câu “You can say that again” có nghĩa là “I agree with you (Tôi đồng ý với bạn)”.
Tip 2: Không cần nói hay, chỉ cần nói cho giám khảo hiểu!
Ở kì thi TOEFL, giám khảo sẽ không cần các bạn nói lưu loát và có giọng điệu y khuôn người bản ngữ đâu.
Các phát âm, ngữ điệu hay nhả chữ của các bạn có thể không hoàn hảo, nhưng cái quan trọng là những điều bạn nói giám khảo có thể hiểu được hay không. Để đạt được điều đó thì bạn phải “lận lưng” bốn yếu tố sau:
- Hãy thật tự tin: Cách nghĩ tích cực nhất để có được sự tự tin chính là hãy tự biết rằng giám khảo sẽ không trừ điểm vì phát âm không chuẩn của bạn, miễn là họ vẫn hiểu bạn đang nói từ gì.
- Đừng nói quá nhanh: Khi run do thiếu tự tin, mọi người thường có chiều hướng nói nhanh hơn mức bình thường, dẫn đến phát âm không rõ ràng.
- Xây dựng bài nói như một bài văn: Vì khi có hệ thống rõ ràng, giám khảo sẽ dễ dàng nắm rõ được ý tứ của bạn truyền tải.
- Tuyệt đối không phát ra tiếng “ừm” hay “à” khi lúng túng trong diễn đạt.
Tip 3: Luyện từ vựng bằng cách viết nhật kí!
Trước tiên, các bạn nên học từ vựng trên những bài viết có sẵn. Chẳng hạn như những bài báo nước ngoài, những câu chuyện ngắn thì sẽ không làm bạn chán nản.
Đọc thấy từ nào mù tịt thì bạn highlight lên và tra từ điển liền. Ngoài việc thỉnh thoảng giở ra đọc và tự dịch lại, thì bạn nên dùng những từ mình không biết đó để viết nhật kí, nhưng phải dùng hết các từ vừa học nhé.