Khả năng hiểu và nhớ bài đọc là kỹ năng quan trọng để thành công ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày. Điều này đặc biệt đúng đối với những sinh viên có kỹ năng đọc hiểu và hiểu ngôn ngữ kém. Sau đây là một vài mẹo để tăng khả năng đọc hiểu để thành công trong học tập.
1. Tăng khả năng đọc hiểu bằng các bài tập trước khi đọc
Trước khi đọc đoạn văn, hãy tự hỏi bạn đã biết gì về chủ đề đó. Cố gắng nhớ lại càng nhiều thông tin càng tốt. Hãy nghĩ tới những ý tưởng liên quan mà bạn đã học trong quá khứ. Vạch ra ý khái quát hoặc thảo luận về những điều bạn nhớ được với người khác
2. Nghiên cứu chủ đề đọc
Những thông tin căn bản có thể ở bìa sách hoặc ở bên trong sách. Rất nhiều cuốn sách bao gồm phần giới thiệu, tiểu sử tác giả và các thông tin liên quan. Hãy nghĩ về các thông tin mà bạn đọc được. Hãy hỏi:
Văn bản này thuộc thể loại nào?
Thông tin mới nào tôi đã học và tôi mong đợi học được những gì?
Văn bản này có nhiều thông tin không, có giải trí được không? Thuộc tiểu thuyết hay văn tả thực?
Điều gì làm tôi cảm thấy hứng thú?
3. Học từ mới
Khi đọc, hãy ghi ra 1 danh sách các từ chưa biết. Tra cứu nghĩa trong từ điển và viết nghĩa ra. Việc này giúp bạn nhớ nghĩa của từ hơn là chỉ đánh máy hoặc đọc từ đó
4. Suy nghĩ và đặt câu hỏi
Khi đọc, câu hỏi nào hiện ra trong đầu bạn? Hãy đọc để tìm ra câu trả lời. Bạn có thể nghĩ ra câu hỏi và câu trả lời, sau đó ghi ra giấy. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc ghi chú bằng tay có thể tăng khả năng hiểu và nhớ kiến thức cho sinh viên.
5. Tự kiểm tra để xem bạn đã học tốt chưa.
Sau khi đọc, hãy tự hỏi những điểm chính sau: Ý chính là gì? Nhân vật chính trong truyện là ai? Bạn có thể biết được những thông tin gì? Hãy ghi ra những ý tưởng bằng ngôn ngữ riêng của bạn để có thể nhớ từ và hiểu sâu hơn về chủ đề. Nếu thấy việc diễn đạt bằng lời văn khó khăn với mình, bạn có thể ghi chú ngắn và thảo luận với bạn bè hoặc cha mẹ.
1. Tăng khả năng đọc hiểu bằng các bài tập trước khi đọc
Trước khi đọc đoạn văn, hãy tự hỏi bạn đã biết gì về chủ đề đó. Cố gắng nhớ lại càng nhiều thông tin càng tốt. Hãy nghĩ tới những ý tưởng liên quan mà bạn đã học trong quá khứ. Vạch ra ý khái quát hoặc thảo luận về những điều bạn nhớ được với người khác
2. Nghiên cứu chủ đề đọc
Những thông tin căn bản có thể ở bìa sách hoặc ở bên trong sách. Rất nhiều cuốn sách bao gồm phần giới thiệu, tiểu sử tác giả và các thông tin liên quan. Hãy nghĩ về các thông tin mà bạn đọc được. Hãy hỏi:
Văn bản này thuộc thể loại nào?
Thông tin mới nào tôi đã học và tôi mong đợi học được những gì?
Văn bản này có nhiều thông tin không, có giải trí được không? Thuộc tiểu thuyết hay văn tả thực?
Điều gì làm tôi cảm thấy hứng thú?
3. Học từ mới
Khi đọc, hãy ghi ra 1 danh sách các từ chưa biết. Tra cứu nghĩa trong từ điển và viết nghĩa ra. Việc này giúp bạn nhớ nghĩa của từ hơn là chỉ đánh máy hoặc đọc từ đó
4. Suy nghĩ và đặt câu hỏi
Khi đọc, câu hỏi nào hiện ra trong đầu bạn? Hãy đọc để tìm ra câu trả lời. Bạn có thể nghĩ ra câu hỏi và câu trả lời, sau đó ghi ra giấy. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc ghi chú bằng tay có thể tăng khả năng hiểu và nhớ kiến thức cho sinh viên.
5. Tự kiểm tra để xem bạn đã học tốt chưa.
Sau khi đọc, hãy tự hỏi những điểm chính sau: Ý chính là gì? Nhân vật chính trong truyện là ai? Bạn có thể biết được những thông tin gì? Hãy ghi ra những ý tưởng bằng ngôn ngữ riêng của bạn để có thể nhớ từ và hiểu sâu hơn về chủ đề. Nếu thấy việc diễn đạt bằng lời văn khó khăn với mình, bạn có thể ghi chú ngắn và thảo luận với bạn bè hoặc cha mẹ.
0 comment